Trong việc sửa chữa ô tô hằng ngày, đôi khi chỉ cần nhìn vào mã lỗi thôi mà không cần nhìn vào dòng mô tả đi kèm, người kỹ thuật viên cũng biết được đó là lỗi gì, về hệ thống gì thậm chí biết được chi tiết hay bộ phận nào đang bị lỗi. Tại sao vậy?. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sao đây.
- 1. Định nghĩa về mã lỗi OBD
- 1.1 Chữ cái đầu tiên biểu thị cho hệ thống chính, nơi có lỗi phát sinh
- 1.2 Ký tự thứ 2 là một chữ số, biểu thị loại mã lỗi
- 1.3 Ký tự thứ ba biểu thị một hệ thống cụ thể hoặc hệ thống phụ nơi xảy ra lỗi
- 1.4. Ký tự thứ tư và thứ năm biểu thị bộ phận nào hoặc chi tiết nào của hệ thống gây ra lỗi
- 2. Ví dụ
1. Định nghĩa về mã lỗi OBD
DTC (Diagnostic Troube Code) hay Fault code là mã lỗi được lưu trữ tại ECU khi ECU phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong hệ thống ví dụ tín hiệu cảm biến gửi về vượt quá giới hạn cho phép, không nhận được sự phản hồi từ cơ cấu chấp hành như kim phun, bô bin...
Tham khảo lại bài OBD là gì? Hiểu về hệ thống OBD trên ô tô
Dựa vào thông tin của mã lỗi có thể giúp kỹ thuật viên sửa chữa khoanh vùng hư hỏng hiện đang xảy ra ở đâu trên cả một chiếc xe phức tạp nhiều hệ thống này.
Từ năm 1996, hệ thống chẩn đoán OBD ra đời quy định một chuẩn kết nối chung và chuẩn mã lỗi chung mà tất cả các hãng xe đều phải tuân theo.
Mã lỗi OBD bao gồm 5 ký tự, bắt đầu bằng một chữ cái và theo sau là 4 chữ số, ví dụ P0101. Cả hai phần này đều có một ý nghĩa nhất định của riêng nó mà hiểu rõ nó đôi khi là một điều rất bổ ích và thú vị đối với anh em trong nghề
1.1 Chữ cái đầu tiên biểu thị cho hệ thống chính, nơi có lỗi phát sinh
Bao gồm những hệ thống sau
Chữ cái
|
Hệ thống
|
B
|
Body: Thân xe
|
C
|
Chassis: Khung gầm
|
P
|
Powertrain: Truyền động
|
U
|
Network (UART): Mạng giao tiếp
|
- Hệ thống Body bao gồm các hệ thống như: hệ thống túi khí, điều hòa, nâng hạ kính, điều khiển đèn, lock cửa, điều khiển ghế, điều khiển hành trình, âm thanh giải trí ...
- Hệ thống Chassis bao gồm các hệ thống như: hệ thống ABS, trợ lực lái, hệ thống treo khí nén, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống kiểm soát lực kéo TRAC CONTROL, hỗ trợ phanh khẩn cấp ...
- Hệ thống Powertrain bao gồm các hệ thống như: hệ thống động cơ, ly hợp, hộp số, gài cầu ...
- Hệ thống Network liên quan đến tất cả mạng giao tiếp trên xe, từ xe sử dụng mạng giao tiếp CAN, K line, L line, Lin, Most ... Một khi mã lỗi bắt đầu bằng chữ cái U, chúng ta hiểu nó liên quan đến mạng giao tiếp trên xe.
1.2 Ký tự thứ 2 là một chữ số, biểu thị loại mã lỗi
Loại mã
|
Giải thích
|
Mã lỗi chung
(P0xxx) |
Mã lỗi được quy định theo chuẩn OBD II, do đó sẽ được định nghĩa giống nhau cho tất cả các nhà sản xuất.
|
Mã lỗi riêng của nhà sản xuất
(P1xxx) |
Khi nhà sản xuất nhận thấy mã lỗi không có trong danh sách mã lỗi chung thì họ sẽ thêm vào mã lỗi của riêng họ và mã lỗi này sẽ được định nghĩa khác nhau theo riêng mỗi nhà sản xuất.
|
Dưới đây sẽ cho thấy cụ thể hơn mã lỗi chung và riêng của từng hệ thống
Hệ thống truyền động
|
Hệ thống khung gầm
|
P0xxx – Mã lỗi chung
|
C0xxx – Mã lỗi chung
|
P1xxx – Mã lỗi riêng
|
C1xxx – Mã lỗi riêng
|
P2xxx – Mã lỗi chung
|
C2xxx – Mã lỗi riêng
|
P30xx-P33xx – Mã lỗi riêng
|
C3xxx – Mã lỗi chung
|
P34xx-P39xx – Mã lỗi chung
| |
Hệ thống body
|
Hệ thống mạng giao tiếp
|
B0xxx – Mã lỗi chung
|
U0xxx – Mã lỗi chung
|
B1xxx – Mã lỗi riêng
|
U1xxx – Mã lỗi riêng
|
B2xxx – Mã lỗi riêng
|
U2xxx – Mã lỗi riêng
|
B3xxx – Mã lỗi chung
|
U3xxx – Mã lỗi chung
|
1.3 Ký tự thứ ba biểu thị một hệ thống cụ thể hoặc hệ thống phụ nơi xảy ra lỗi
Ký tự thứ ba
|
Hệ thống
|
1
|
Fuel and Air Metering: Hệ thống nhiên liệu và định lượng khí nạp
|
2
|
Fuel and Air Metering (injector circuit malfunction only): Hệ thống nhiên liệu và định lượng khí nạp (chỉ về lỗi mạch kim phun)
|
3
|
Ignition System or Misfire: Hệ thống đánh lửa hoặc bỏ máy
|
4
|
Auxiliary Emission Control System: Hệ thống điều khiển phát xả
|
5
|
Vehicle Speed Control and Idle Control System: Hệ thống điều khiển tốc độ xe hoặc điều khiển không tải
|
6
|
Computer Output Circuits: Mạch điều khiển đầu ra
|
7
|
Transmission: Hộp số
|
8
|
Transmission: Hộp số
|
1.4. Ký tự thứ tư và thứ năm biểu thị bộ phận nào hoặc chi tiết nào của hệ thống gây ra lỗi
Phần này không có quy ước chung như ở ký tự thứ hai và thứ ba vì mỗi hệ thống có rất nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau.
2. Ví dụ
Chúng ta cùng phân tích ba mã lỗi sau đây của hãng Toyota, ở đây tôi chỉ đưa ra mã lỗi thôi mà không đưa ra từ mô tả, chúng ta cùng phân tích để thử xem có đoán được mã lỗi là gì hay không
- P0201
- P0202
- C1446
Mã lỗi thứ nhất P0201:
- Ký tự đầu tiên là chữ P: cho biết đây là mã lỗi thuộc hệ thống truyền động
- Ký tự thứ hai là số 0: Mã lỗi chung (tất cả các hãng xe đều có lỗi này)
- Ký tự thứ ba là số 2: Mã lỗi liên quan đến hệ thống nhiên liệu và định lượng khí nạp (chỉ về mạch của kim phun)
- Ký tự thứ tư và thứ năm là 01: Đây là kim phun máy số 1
Kết luận: P0201 có nghĩa là lỗi mạch kim phun máy số 1 và đây là mã lỗi chung cho tất cả các hãng
So với dòng mô tả thật của mã lỗi là: "Injector Circuit Malfunction - Cylinder 1" cho thấy ta đã đoán được gần như chính xác hoàn toàn mã lỗi này chỉ dựa vào việc phân tích mã lỗi.
Phân tích tương tự với mã lỗi P0202: Lỗi mạch kim phun máy số 2
Mã lỗi thứ ba C1446
- Ký tự đầu tiên là chữ C: cho biết đây là hệ thống khung gầm
- Ký tự thứ hai là số 1: Mã lỗi riêng của nhà sản xuất, cụ thể là hãng Toyota
- Ký tự thứ ba, tư, năm: không tra được
Kết luận: Dựa vào việc phân tích mã lỗi chúng ta chỉ biết được mã lỗi này thuộc về hệ thống khung gầm, và đây là mã lỗi riêng của hãng Toyota (có thể các hãng khác không có mã lỗi này) cho nên trường hợp này ta phải xem dòng mô tả mã lỗi để biết thêm thông tin
Sau khi xem dòng mô tả mã lỗi "C1446 Brake Switch Circuit Failure" ta biết được lỗi này báo mạch công tắc chân phanh bị lỗi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét